Bạn đang thắc mắc câu hỏi mũ bảo hộ như thế nào mới đạt chuẩn chất lượng tránh mua phải hàng kém chất lượng thì xem ngày bài viết dưới đây nhé!
1. Phần vỏ mũ bảo hộ
Đây là bộ phận quan trọng để đánh giá giá mũ bảo hộ chất lượng như nào.
Thông thương vỏ mũ được làm bằng nhựa ABS, PP, PE, HDPE hoặc PVC…nên sẽ có những mức giá khác nhau tùy thuộc chất liệu sản xuất, thương hiệu và một số yêu cầu tiêu chuẩn sản phẩm.
Theo đánh giá thì nhựa ABS sẽ ưa chuộng hơn nên giá thành sẽ cao hơn các chất liệu khác bởi độ bền cơ học khi chịu va đập và đặc biệt khá khó cháy.
Mọi thông số của mũ như ngày sản xuất, tiêu chuẩn, thương hiệu được in rõ bên trong mũ bảo hộ.
Ưu điểm là thiết kế rãnh nhỏ xung quanh vành mũ giúp hạn chế khả năng nước chảy vào cơ thể khi làm việc ngoài trời mưa.
2. Phần đai mũ bảo hộ:
Bao gồm 4 hoặc 6 đai mũ được làm từ loại vải sợi tổng hợp hoặc dậy nhựa loại cao cấp phụ thuộc nhà sản xuất giúp đảm bảo cân bằng và an toàn cho người công nhân sử dụng. Phần đai mũ có thể tháo rời và lắp lại dễ dàng nên việc vệ sinh và thay mới cũng đơn giản giúp mũ đạt hiệu quả tối đa nhất. Thiết kế khe khoảng trống giữa phần đai và bỏ mũ giúp đảm bảo việc hấp thụ và giảm dư chấn tác động lên vùng đầu khi bị va đập.
Ngoài ra một số mẫu thiết kế mũ bảo hộ còn thêm phần lót phía trước trán giúp tăng khả năng thấm hút mồ hôi cao.
3. Bộ phận quai mũ bảo hộ:
Được may bằng loại vải sợi mềm mại có khả năng điều chỉnh độ dài thuận tiện
Vậy nên khi lựa chọn mũ bảo hộ bạn nên ưu tiên lựa chọn mũ bảo hộ với tiêu chuẩn CE EN 397 hoặc ANSI 89.1 từ các đơn vị sản xuất hàng đầu như: Protector của Úc, North của Mỹ hay Deltaplus của Pháp… để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro dùng hàng kém chất lượng.
Vậy nên khi lựa chọn mũ bảo hộ chất lượng bạn sẽ phần nào cảm thấy an tâm và tư tin hơn khi làm việc đồng thời nâng cao hiệu quả năng suất lao động hơn.
Trước khi sử dụng mũ bảo hộ cần kiểm tra kỹ chất lượng mũ như sau:
Nếu xuất hiện các vết nứt, vỡ hoặc vỏ mũ bị thay đổi màu sắc, dễ bị giòn vỡ, đường chỉ dây đai lệch không chuẩn thì không nên sử dụng mũ đó thay vào đó thay thế mũ mới để đảm bảo an toàn.
Để mũ có thể đạt hiệu quả tốt nhất cần giữ gìn và vệ sinh mũ bảo quản đúng cách sau mỗi lần sử dụng. Ưu tiên nên sử dụng khăn mềm để lau, không nên sử dụng hóa chất hoặc vật cứng chà vào sẽ khiến mũ bị hư hỏng, ăn mòn, xước xác gây kém hiệu quả và giảm tính thẩm mỹ của mũ.
Xem thêm: mũ bảo hộ xây dựng chất lượng